Sản xuất và tiêu thụ thạch cao tại Việt Nam


Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xi măng, sản lượng tiêu thụ thạch cao cho sản xuất xi măng của Việt Nam là rất lớn và có tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối cao, trung bình khoảng  7%/năm.

Nguồn cung thạch cao

Cho đến nay, các tài liệu và nhiều chuyên gia đã khẳng định ở Việt Nam không có mỏ thạch cao, thêm nữa các số liệu nhập khẩu thạch cao trong vài năm gần đây cũng có thể chứng minh rằng ở Việt Nam không có mỏ thạch cao tự nhiên.

Lượng thạch cao nhập khẩu về Việt Nam

Quá số liệu trên và cân đối với nhu cầu sử dụng thạch cao của ngành xi măng trong giai đoạn từ 2010 - 2014 cũng cho thấy lượng thạch cao nhập khẩu về Việt Nam lớn hơn lượng thạch cao cần cho nhu cầu sản xuất xi măng, điều này cũng chứng minh rằng ở Việt Nam không có mỏ thạch cao tự nhiên và cũng không có cơ sở sản xuất thạch cao nhân tạo nào cung cấp cho các ngành sản xuất có sử dụng thạch cao.

Hiện tại ở Việt Nam thạch cao được nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Lào, Thái Lan và Trung Quốc. Tùy thuộc chất lượng, giá cả cũng như vị trí địa lý của từng cơ sở sản xuất xi măng mà các cơ sở sẽ sử dụng thạch cao của Lào hoặc Thái Lan hoặc Trung Quốc. Trên cơ sở đó, tủy từng nguồn thạch cao nhập khẩu và vị trí các nhà máy sản xuất xi măng mà có các phương thức vận chuyển cụ thể riêng tuy nhiên thạch cao từ nước ngoài nhập khẩu tại một vài địa điểm cố định tại Việt Nam chủ yếu thông qua vận chuyển đường biển đối với thạch cao từ Thái Lan và vận chuyển bằng đường bộ đối với thạch cao từ Lào. Từ các điểm cố định này thạch cao sẽ được vận chuyển tới các nhà máy sản xuất xi măng theo các phương thức vận chuyển đường thủy, đường bộ hoặc đường bộ.

Việc nhập khẩu thạch cao từ các nước trong khu vực cũng gặp không ít khó khăn do thạch cao là tự nhiên nên trữ lượng là rất hạn chế.

Trữ lượng các mỏ thạch cao ở Thái Lan

Trữ lượng các mỏ thạch cao ở Lào

Số liệu trữ lượng của các mỏ theo giấy phép và thực tế đến nay, trữ lượng này còn lại bao nhiêu thì không xác định được con số chắc chắn. Tuy nhiên hiện tại các quốc gia này đang đưa ra nhiều chính sách để hạn chế việc xuất khẩu thạch cao nhân tạo như cấp phép xuất khẩu thạch cao và không khuyến khích xuất khẩu vượt giấy phép hoặc thường xuyên nâng giá xuất khẩu...

Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ xi măng của Việt Nam cũng như các nước trong khu vực ngày càng tăng về số lượng. Do vậy thạch cao sử dụng cho sản xuất xi măng sẽ gặp khó khăn trong tương lai khi nguồn thạch cao tự nhiên sẽ ngày càng khan hiếm.  

Tiêu thụ thạch cao

Với tính chất đặc biệt quan trọng và không thể thiếu được của sản phẩm thạch cao đối với sản xuất xi măng cũng như một số ngành sản xuất khác như sản xuất tấm trần thạch cao, các sản phẩm công nghiệp nhẹ... nguồn thạch cao có ý nghĩa quan trọng trong chủ động sản xuất và giá thành sản phẩm. Hơn nữa, trong các ngành có nhu cầu sử dụng thạch cao thì ngành sản xuất xi măng có nhu cầu sử dụng thạch cao lớn nhất với tỷ trọng 4% thạch cao/tấn xi măng. Với tỷ trọng này thì lượng thạch cao được tiêu thụ ở Việt Nam hàng năm là rất lớn.

Trên cơ sở sản lượng tiêu thụ xi măng giai đoạn 2004 - 2014, số lượng thạch cao tiêu thụ tại Việt nam giai đoạn 2004 - 2014 như sau:

Lượng thạch cao tiêu thụ giai đoạn 2004 - 2014

Sản lượng xi măng tiêu thụ tại các năm 2012 - 2014 đã bao gồm lượng clinker xuất khẩu, lượng thạch cao sử dụng cho sản xuất xi măng trên đã không tính cho lượng clinker xuất khẩu,

Như vậy, sản lượng tiêu thụ thạch cao cho sản xuất xi măng của Việt nam là rất lớn và có tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối cao, theo số liệu trên, tốc độ tăng trưởng dự kiến là 7%/năm. Cân đối giữa số liệu thạch cao nhập khẩu và số liệu thạch cao sử dụng hàng năm cho thấy lượng thạch cao nhập khẩu chủ yếu sử dụng cho việc sản xuất xi măng là chủ yếu. Do đó, sự tăng trường trong việc sử dụng thạch cao gắn liền với với sự tăng trưởng của ngành sản xuất xi măng tại Việt Nam.